Ở phần 1 thì netizensvn đã giới thiệu cho các bạn 7 điều luật cơ bản trong bóng đá và chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ và nắm kĩ những điều luật đó rồi đúng không nào. Mỗi điều luật là một công cụ đảm bảo sự công bằng và giúp cho trận đấu diễn ra tốt đẹp và lành mạnh nhất.
Cùng khám phá tiếp những luật bóng đá tiếp theo để hiểu một cách trọn vẹn nhất về bộ môn thể thao vua này nhé, cùng đọc nha.
Luật Bóng Đá
Luật Bóng Đá Thứ 8: Trọng Tài Chính
Mỗi trận đấu tiêu chuẩn có 1 trọng tài chính. Ông sẽ di chuyển trên sân để giám sát các cầu thủ. Trọng tài chính là người có thẩm quyền cao nhất trên sân bóng, vì thế ông có nhiệm vụ đảm bảo cho trận đấu diễn ra công bằng và đúng với các quy định. Vì vậy lời nói của trọng tài được xem là luật.
Một cầu thủ nào đó trên sân có hay thâm chí là huấn luyện viên có thể bị phạt nếu tranh cãi hoặc không chấp nhận quyết định của trọng tài.
Trang phục của trọng tài gồm áo, quần, giày và vớ, chúng phải có màu sắc khác với trang phục thi đấu của hai đội để tránh nhầm lẫn. Trọng tài được trang bị một chiếc còi để điều khiển trận đấu. Ông có các thẻ đỏ và vàng để phạt các cầu thủ trong các trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng.
Luật Bóng Đá Thứ 9: Trợ Lý Trọng Tài
Các trợ lý trọng tài sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính điều khiển một trận đấu. Thông thường sẽ có 2 trợ lý trọng tài ở 2 đường biên của phần sân mỗi đội. Họ còn được gọi là trọng tài biên. Cả 2 có trang phục như trọng tài chính nhưng không trang bị còi.
Thay vào đó, trọng tài biên sẽ sử dụng 1 chiếc cờ hình tam giác có cán. Khi cầu thủ phạm luật, họ sẽ phất cờ để báo với trọng tài chính. Họ cũng kiểm tra bóng có đi ra ngoài sân hay vào khung thành của 2 đội hay không.
Luật Bóng Đá Thứ 10: Quy Định Về Việc Bắt Đầu Hoặc Tái Khởi Động Một Trận Bóng
Trước mỗi hiệp đấu, 2 đội sẽ tiến hành phát bóng để bắt đầu. Nếu đội A phát bóng trong hiệp 1 thì đội B sẽ phát bóng trong hiệp 2. Quyền phát bóng thường được quyết định dựa trên kết quả tung đồng xu.
Mỗi đội chọn 1 mặt và nếu đồng xu tung ra mặt nào, đội đó sẽ có quyền quyết định phát bóng trước hoặc để đối phương phát bóng trước. Quả phát bóng được thực hiện tại chấm phát bóng ở giữa sân. Đội nào bị ghi bàn sẽ được phát bóng lại.
Luật Bóng Đá Thứ 11: Quy Định Bóng Trong Cuộc và Bóng Ngoài Cuộc
Bóng trong cuộc là trạng thái bình thường nhất của một trận bóng đá. Khi đó quả bóng sẽ di chuyển trên sân và được các cầu thủ của 2 đội điều khiển. Quả bóng được xem là ngoài cuộc trong 3 trường hợp. Đầu tiên là khi nó đi vào khung thành của một trong 2 đội.
Trường hợp 2 là quả bóng đi ra ngoài 2 đường biên dọc và đường biên ngang. Cuối cùng là trường hợp trọng tài thổi còi tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do gì. Sau đó trọng tài sẽ ra hiệu để bóng được đưa vào cuộc trở lại như bình thường.
Luật Bóng Đá Thứ 12: Cách Tính Bàn Thắng
Mục tiêu của cầu trong bóng đá là ghi bàn vào lưới đối thủ và ngăn đối thủ ghi bàn. Bàn thắng được tính khi quả bóng đi hoàn toàn vào khung thành của một đội một cách hợp lệ. Kết thúc trận đấu, đội có nhiều bàn thắng vào lưới đối thủ hơn sẽ là đội chiến thắng.
Luật Bóng Đá Thứ 13: Việt Vị
Việt vị là một lỗi thường xảy ra trong bóng đá khi một đội đang tấn công, một cầu thủ sẽ bị thổi phạt việt vị nếu mắc cả lỗi việt vị. Lỗi này được quy định như sau:
- Một cầu thủ sẽ rơi vào vị trí việt vị khi bất cứ bộ phận nào của cầu thủ này ở phần sân của đối phương và gần vạch cầu môn khung thành đối phương hơn cả bóng và cầu thủ phòng ngự cuối cùng (không tính thủ môn) của đối phương.
- Cầu thủ đứng ở vị trí trên nhưng không tham gia tình huống tấn công không mắc lỗi việt vị.
Luật Bóng Đá Thứ 14: Ném Biên
Ném biên là tình huống bóng được đưa lại vào cuộc sau khi ra ngoài 2 biên dọc. Đội nào chạm bóng sau cùng trước khi bóng ra ngoài biên sẽ bị ném biên. Đội đối thủ sẽ được quyền ném bóng theo đúng tư thế quy định vào sân. Quả ném biên trực tiếp vào khung thành đối thủ không được tính là bàn thắng.
Luật Bóng Đá Thứ 15: Quy Định Về Phát Bóng
Nếu bóng từ chân đội tấn công đi hết đường biên ngang, đội phòng ngự sẽ nhận được 1 quả phát bóng. Hậu vệ và thủ môn là người có quyền thực hiện tình huống phát bóng này. Quả bóng phát lên được đặt đứng yên trong vòng 16m50. Người phát bóng chỉ được chạm bóng 1 lần trước khi nó đến chân một cầu thủ khác.
Luật Bóng Đá Thứ 16: Phạt Góc
Nếu bóng chạm cầu thủ phòng ngự rồi đi ra ngoài biên ngang, đội tấn công được đá phạt góc. Quả bóng được đặt trong khu vực góc và được đá lại bởi đội tấn công. Bạn có thể sút ghi bàn từ một quả phạt góc.
Luật Bóng Đá số 17: Thẻ Vàng và Thẻ Đỏ
Ngoài việc bị phạt, cầu thủ phạm lỗi có thể nhận thẻ vàng hoặc thẻ đỏ từ trọng tài, đây là điều mà các cầu thủ không hề mong muốn tí nào khi tham gia một trận đấu. Khi bị nhận thẻ, ngoài việc dành cho đội bạn một cơ hội ghi bàn, cầu thủ đó còn phải chơi cẩn trọng hơn để không bị nhận thêm một thẻ nào nữa.
Toàn bộ những điều luật trong bóng đá ở phần một và phần hai mà netizensvn chia sẻ cho các bạn đầy đủ về 17 điều luật mà ngoài các cầu thủ hay huấn luyện viên các trọng tài đều phải nắm rõ và thực hiện đúng thì những người khán giả như chúng ta cũng cần phải biết và hiểu để xem các trận bóng một cách hoàn thiện nhất có thể.
Các bạn có thể chia sẻ bài viết này cho bạn bè của bạn cùng xem và bình luận ở dưới phần bình luận về những điều luật này nhé.