Huấn Luyện Viên và Những Yếu Tố Để Trở Thành Một Huấn Luyện Viên Giỏi

Một đội bóng nào cũng cần có một người huấn luyện viên để dẫn dắt đội bóng, đưa đội bóng đá hay hơn, nhiệt huyết hơn và có những chiến thuật cho đội của mình. Theo như netizensvn thì ngoài là người dẫn dắt họ còn là người kết nối và giúp các học trò của mình giữ vững tốt tâm lý trên sân cỏ.

Ngoài những điều đó thì còn điều gì ở một huấn luyện viên chúng ta cần biết không và làm thế nào để trở thành một người huấn luyện viên giỏi ?

Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Huấn Luyện Viên

Khái Niệm

Trong bóng đá, huấn luyện viên là người chịu trách nhiệm điều hành một câu lạc bộ bóng đá hoặc một đội tuyển quốc gia. Huấn luyện viên của một câu lạc bộ chuyên nghiệp là người chịu trách nhiệm ở nhiều lĩnh vực, bao gồm quản lý đội bóng, lựa chọn chiến thuật, tuyển chọn hoặc chiêu mộ cầu thủ.

Huấn luyện viên 02

Trách Nhiệm

Trách nhiệm của huấn luyện viên trong một câu lạc bộ bóng đá bao gồm nhưng không giới hạn những điều sau:

  • Đề ra kế hoạch về chiến thuật, và chỉ đạo trên sân
  • Đưa ra nhiệm vụ với huấn luyện viên đội một và bác sĩ
  • Tìm ra các tài năng trẻ cho các học viện hoặc đội dự bị
  • Mua và bán các cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng, thậm chí cho mượn
  • Một số trách nhiệm trên đây còn được chia sẻ cùng giám đốc thể thao hoặc giám đốc kĩ thuật và cả trợ lý huấn luyện viên

Trên thực tế, phụ thuộc vào đội bóng, một số trách nhiệm khác bao gồm:

  • Tiếp thị đội bóng, đặc biệt là về giá vé, tài trợ và buôn bán
  • Giữ lợi nhuận cho đội bóng
  • Những trách nhiệm trên thường là của các huấn luyện viên của câu lạc bộ nhỏ

Những Điều Kiện Để Trở Thành Một Huấn Luyện Viên Giỏi

Mối Quan Hệ

Một người huấn luyện viên không thể huấn luyện nếu họ không dành thời gian xây dựng một mối quan hệ bền chặt với đội của mình.

Vậy thì mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về các thành viên trong đội – sở thích và những điều họ ghét trong công việc, điều gì khiến họ thấy nản lòng hay thích thú, những thú vui ngoài công việc, đồng thời để cho họ hiểu rõ về các huấn luyện viên, họ sẽ được trả công xứng đáng cho khoảng thời gian dành cho những việc này.

Huấn luyện viên 04

Luôn Luôn Tuân Thủ Quy Tắc 7:1

Phải đưa ra được bảy ý kiến phản hồi rõ ràng đối với mỗi một thông tin phản hồi có tính xây dựng mình nhận được, nếu không các huấn luyện viên sẽ bị xem là phê bình thái quá.

Hãy chọn đúng thời điểm mà người ta làm tốt công việc gì đó và cổ vũ các cầu thủ bằng những lời khen, ngay cả khi họ chỉ đang thực hiện chính những việc mà họ được trả lương để làm.

Thể Hiện Rõ Sự Mong Đợi Của Mình

Khi huấn luyện viên giao cho ai đó một dự án, hãy thảo luận về thời hạn hoàn thành, kết quả và mức độ thành công của nó như thế nào. Đừng bao giờ hy vọng mọi người có thể đọc được ý nghĩ của mình.

Nói Thẳng Ý Kiến Của Mình Khi Nhận Thấy Cung Cách Cư Xử Nào Có Thể Được Cải Thiện

Lưu ý rằng các huấn luyện viên thể thao gạo cội của liên đoàn không bao giờ đợi đến khi kết thúc mùa giải hay thậm chí là kết thúc trận đấu để huấn luyện các cầu thủ. Họ huấn luyện ngay sau từng lối chơi và lượt chơi.

Nếu Huấn luyện viên đưa ra các hướng dẫn thường xuyên và hợp lý, thì việc xem xét lại những màn trình diễn tệ hại sẽ chỉ mang tính hình thức, bởi họ đã thực sự làm công việc phát triển các nhân viên trong suốt cả năm.

Huấn luyện viên 05

Huấn Luyện Mọi Người Trên Sân Thi Đấu

Chỗ làm việc cũng giống như sân thi đấu với những luật lệ, đường biên và chiến lược. Công việc của huấn luyện viên là phải đảm bảo các cầu thủ ở trong sân đấu chứ không vượt ra ngoài đường biên.

Điểm cốt yếu ở đây là phải “tập trung giúp từng người đạt đến thành công”.

Kĩ Năng Mềm và Kĩ Năng Cứng

Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều tỏ ra ủng hộ hay khép nép khi một người đồng nghiệp rất giỏi về mặt chuyên môn lại tự mang phiền phức đến cho mình một cách không hay. Để trở thành một huấn luyện viên giỏi, các huấn luyện viên phải chỉ ra chỉ rõ ra được điều này.

Những nhà quản lý nhiều khi do dự khi chỉ đạo một ai đó quá trơ lỳ, bị động, không có khả năng giải quyết vấn đề, hoặc những chuyện khác nữa, bởi vì họ luôn cảm thấy những chuyện đó không đủ rõ ràng, xác thực để bàn đến. Tuy nhiên. một môi trường làm việc thành công còn phụ thuộc rất nhiều thứ chứ không chỉ đơn giản là một nơi để thực hiện công việc.

Vai trò huấn luyện viên là phải giúp cho mọi người phát triển tất cả các kĩ năng họ cần, chứ không chỉ là kĩ năng chuyên môn.

Huấn luyện viên 06

Là Một Lãnh Đạo “Đầy Tớ”

Cựu chuyên gia về quản lý và đạo đức kinh doanh Robert Greenleaf đã đặt ra thuật ngữ “sự lãnh đạo đầy tớ” để mô tả con đường mà lãnh đạo và các huấn luyện viên phải đối xử với những người theo sau mình nhằm biến họ trở thành những trợ thủ đắc lực nhất.

Nếu các cầu thủ không phụng sự bạn như cách mà bạn mong muốn thì hãy hỏi lại chính bản thân mình: “Tôi đã đối xử với họ tốt đến mức nào?”

Chuẩn Bị Cho Từng Buổi Họp Chiến Thuật

Khi bắt đầu công việc huấn luyện, sự bay bổng sẽ không còn ý nghĩa gì. Thay vào đó, hãy nghĩ về những gì bạn sắp nói trước khi nói ra chúng. Nếu muốn phê bình – hãy cố gắng sử dụng thứ ngôn ngữ ở những nơi bạn thấy bế tắc hay những điều bạn có thể tạo nên sự khác biệt.

Huấn luyện viên 03

Nói các cầu thủ là người đem lại niềm vui và tự hào cho đội bóng khi chính họ là người ghi các bàn thắng và tạo ra các giây phút thăng hoa trên sân cỏ, netizensvn đồng ý, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận công lao của các huấn luyện viên. Những con người thầm lặng đứng ngoài sân cỏ, chỉ đạo từng chiến thuật cho các cầu thủ phát triển tối đa điểm mạnh của mình.

Theo bạn, ai là người huấn luyện viên bạn yêu quý nhất, bình luận ở phần bên dưới cho mọi người cùng biết với nhé.

© 2023 Netizens VN - WordPress Theme by WPEnjoy