Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn thực chất là gì?

Chính sách bế quan tỏa cảng là một chính sách mà các vua Thời Nguyễn xây dựng nên nhằm hạn chế sự áp đặt của các nước phương Tây với đất nước ta thời bấy giờ.

Mỗi triều đại vua Nguyễn lại có những chính sách ứng biến riêng để phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc mình trị vị, vậy cụ thể bản chất chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn là gì, nguyên nhân và cụ thể như thế nào mời các bạn cùng Netizensvn tìm hiểu nhé.

Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn_03

Trước hết, chúng ta cùng nhau trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau và giải thích đáp án ở bên dưới nhé.

Bản chất chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn thực chất là:
  1. Tập trung phát triển các hoạt động nội thương.

  2. Nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.

  3. Không giao thương với thương nhân phương Tây.

  4. Cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.

Câu trả đúng cho câu hỏi trên là: Đáp án c.

Vậy bản chất của bế quan tỏa cảng là gì và tại sao nhà Nguyễn lại thực hiện chính sách này, cùng Netizensvn tìm hiểu và phân tích kĩ hơn nhé.

Chính sách bế quan tỏa cảng

Để hiểu rõ hơn về chính sách này chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về định nghĩa và các đặc điểm liên quan khác.

Chính sách bế quan tọa cảng của nhà Nguyễn_01

Định nghĩa

Bế quan tỏa cảng” tức là đóng cửa với nước ngoài, hạn chế những hoạt động mua bán với các quốc gia khác mà chủ yếu là ám chỉ các nước phương Tây. Lí do quan trọng nhất nhà Nguyễn thực hiện chính sách này là do lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây.

Nguyên nhân

Pháp xâm lược Việt Nam theo con đường hay phương thức thương nhân và các giáo sĩ vào trước dọn đường sau đó quân đội mới chính thức xâm chiếm.

Các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Triệu Trị, Tự Đức đều sớm nhận ra ngay âm mưu của Pháp. Nhưng với cái nhìn một phía và bị hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo, các vua triều Nguyễn đã không mở cửa để phát triển nội lực đất nước mà lại ban hành chính sách “bế quan tỏa cảng” – ngăn chặn thương nhân và “cấm đạo và sát đạo”, ngăn chặn các giáo sĩ Kitô giáo, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

Thời điểm

Như vậy, chính sách “bế quan tỏa cảng” thực ra đã có mầm mống từ thời Gia Long, bắt đầu hình thành từ thời Minh Mạng, trải qua thời Triệu Trị và đặc biệt thi hành triệt để và bổ sung dưới thời vua Tự Đức.

Chính sách bế quan tỏa cảng qua các triều đại vua Nguyễn

Chúng ta cùng Netizensvn tìm hiểu về chính sách bế quan tỏa cảng qua 4 thời kì của vua thời Nguyễn xem nó có những điều gì khác nhau.

/Users/kimanh/Desktop/chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn_07.png

Chính sách bế quan tỏa cảng thời Gia Long (1802-1820)

Vào đầu thế kỉ XIX, Việt Nam không có nhiều mối quan hệ với các nước Phương Tây, dưới triều vua Gia Long, đề phòng sự bành trướng của “Tây dương”, Việt Nam hạn chế tối đa những cuộc tiếp xúc ngoại giao với các nước tư bản Âu – Mỹ.

Chính sách ” Bế quan tỏa cảng” có mầm mống từ thời vua Gia Long thể hiện ở “ức thương”, chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát ngoặt nghèo, phức tạp. Tuy tàu thuyền buôn ngoại quốc vẫn đến Việt Nam trao đổi buôn bán nhưng dưới triều Nguyễn, trước sự bành trướng về mọi mặt của phương Tây tại Châu Á đã thực hiện đối sách “đóng cửa” để tránh những đặc quyền về chính trị, thương mại.

chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn_04

Chính sách bế quan tỏa cảng thời Minh Mạng (1820-1841)

Để thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, vua Minh Mạng đã cho các cơ quan quản lý, tiến hành thu thuế và quy định ngoại giao với các nước phương Tây.

Thứ nhất, đặt cơ quan quản lý ngoại thương. Thứ hai, chính sách thuế ngoại thương, vua Minh Mạng đã ban hành những quy định rất rõ ràng về các khoản thu thuế đối với các tàu buôn, hàng hóa và những quy định cho thương nhân nước ngoài.

chính sách bế quan tỏa cảng của nhà nguyễn_06

Chính sách bế quan tỏa cảng thời Triệu Trị (1841-1847)

Đường lối chính sách “bế quan tỏa cảng” đối với phương Tây, đặc biệt với Pháp thời Triệu Trị không có gì thay đổi so với thời Minh Mạng.

Trong bảy năm với vai trò là người lãnh đạo đất nước, vua Triệu Trị không có một sự thay đổi mới nào trong công việc nội trị lẫn ngoại giao.

chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn_07

Chính sách bế quan tỏa cảng thời Tự Đức (1847-1883)

Vua Tự Đức lên ngôi trong hoàn cảnh nước ta khó khăn: thương mại bế tắc, dân chúng đói kém, với những diễn biến phức tạp trong nước và đối diện với những tham vọng của người phương Tây, vua Tự Đức vẫn không hề có đổi mới nào để thay đổi tình hình đất nước lúc bấy giờ.

Trên đây là những thông tin về chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn qua các thời kì trị vì của các vua nhà Nguyễn, tuy mỗi thời kì các vua Nguyễn thực hiện các chính sách khác nhau đối với đất nước, nhưng đều có mục đích chung là ngăn chặn sự sự xâm lược của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp.

Mong rằng các thông tin mà Netizensvn mang lại cho các bạn đọc trên đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa cũng như là các phân tích về bế quan tỏa cảng.

© 2024 Netizens VN - WordPress Theme by WPEnjoy